back to top
- Advertisement -IELTS.Tools
Kinh nghiệmKinh nghiệm làm việcMột số kỹ năng trong công việc (lập trình viên, dân văn...

Một số kỹ năng trong công việc (lập trình viên, dân văn phòng)

Bữa trước, tôi có 1 bài viết về các “Kim chỉ nam” trong hơn 20 năm làm việc. Đó là những kinh nghiệm, định hướng cho các bạn trẻ (bạn nào mới ra trường) coi như 1 tham khảo.

Một số “Kim chỉ nam” trong gần 25 năm làm việc

Nhưng đó là những định hướng lớn, còn những kỹ năng, thao tác nhỏ thì nay tôi viết ở đây.

Tôi thấy có rất nhiều bạn, vì có kỹ năng này thì sau này OK lắm; ngược lại, có những bạn không chịu nghe lời dù tôi có nói 1000 lần, thì gần như không có phát triển. 1 năm, 2 năm thì … cũng vậy à. Chẳng phát triển gì hết, hoặc rất chậm.

  1. Phải tư duy khi gặp vấn đề

    “Tư duy” là “động não” á.
    Hồi đó, chừng năm 2007, khi mới thành lập nhóm lập trình, có 1 bạn lập trình viên đang viết code (và debug) với Microsoft Visual Studio (lập trình trên IDE này), thông báo lỗi ghi rõ ràng là (dịch qua tiếng Việt): “Bạn chưa khai báo biến”.
    Bạn này, gọi bạn khác giúp đỡ vì không biết bị lỗi gì mà chương trình không chạy (thực thi), trong khi rõ ràng lỗi ghi là “chưa khai báo biến” mà trời?.
    Sáng nay (31/03/2024) cũng có 1 bạn tương tự, lỗi ghi rõ ràng là “abcd” gì đó mà: không chịu đọc, cứ than “oh không biết sao bị lỗi”.
    Đây là 1 trong những điều tệ hại nhất, và mình tin là, họ không có phát triển thêm đâu, là vì: họ có chịu tư duy đâu, có chịu “động não” đâu.
    Mọi người, đặc biệt các bạn trẻ, ít nhất phải tư duy nhé. Tư duy căn bản luôn.
    ==> phải phân tích vấn đề, chứ đừng đợi người khác suy nghĩ giùm.

  2. Nếu hoàn thành việc nào NHANH GỌN LẸ thì kết thúc ngay

    Thường cuối tuần, hay cuối tháng, tôi kiểm tra lại các vấn đề còn tồn động. Có thể kiểm tra trong Excel file, slide files, hay qua công cụ quản lý khác …
    Tuy nhiên, tôi thấy có rất nhiều vấn đề mà nó cực kỳ đơn giản và dễ fix (và hoàn thành). Nếu chỉ cần bỏ ra … 5 phút là xong, mà các bạn đó để nó năm nay qua năm nọ (xa nhất là 24/01/2023 mà bây giờ là 31/03/2024 rồi). Những bạn như vầy cũng khó phát triển vì kỹ năng căn bản này cũng không có.
    Nếu là tôi, tôi rà soát 1 lần. Nếu không đủ thời gian: tôi dùng luôn ngày nghỉ cuối tuần (như hôm nay) để làm. Chỉ cần bỏ vài tiếng là xong hết các vấn đề này.
    Điều này, nếu làm được, làm cho mình cảm giác là công việc “tiến triển” rất nhiều (công việc được trôi chảy). Chứ hẹn, hẹn, hẹn là sẽ bị treo, treo, treo; và cuộc đời các bạn đó cũng vậy à. Nhìn vào thấy hơn 30 tuổi rồi mà cũng chẳng đâu vào đâu.
    Nên thay đổi đi.
    ==> những gì giải quyết được NGAY và LUÔN thì nên giải quyết luôn. Đừng hẹn.

  3. Phải rút kinh nghiệm, đừng quá 3 lần
    Thường thì, lỗi mà mình đã gặp (hoặc thất bại), 1 lần thì OK. Cuộc sống mà, ai mà hoàn hảo.
    Lần thứ 2, cũng trên 1 vấn đề đó; thì thấy mình sao sao rồi.
    Những để đến lần thứ 3, thì mình đúng là quá tệ (trong cùng 1 dự án, bản thân tôi cũng bị failed đến 3 lần thì chỉ tự trách bản thân mình thôi). Có bạn nhân viên nói thẳng mặt mình luôn mà. Phải coi đó là là ‘failed’ và vấn đề là đừng để vậy nữa.
    ==> đừng để xảy những lỗi có tính chất giống nhau bị lặp lại (kiểu không rút kinh nghiệm).
  4. Tương tác với team hàng ngày

    Tương tác, có nghĩa là trao đổi công việc, thường xuyên trong nhóm làm việc chung.
    Tôi thấy, có bạn, kiểm tra email sau…2 ngày. tức là ngày thứ 3 mới nhận email và trả lời. Chuyện này có thật với vài người mà mình làm việc chung. Hỏi thì nói: “tại không mở gmail”, “tại em làm việc là em tránh xa điện thoại” này nọ. Chẳng hiểu.
    Theo kinh nghiệm và kỹ năng của mình, các việc này đều có thể giải quyết được, ví dụ:
    – mỗi ngày bật máy tính, có trình duyệt (mở trình duyệt) thì tự đóng mở các ứng dụng cần thiết, như gmail (hay email khác). Vì vậy, chẳng lẽ 1 buổi (sáng, chiều, tối) mà mình không mở trình duyệt? ==> ít nhất < 4 tiếng là đã kiểm tra email rồi Nếu chuyện gấp thì đã trao đổi qua điện thoại rồi; chuyện có thể trao đổi thi < 4 giờ là OK).
    – sử dụng các công cụ như Calendar, Notes, … để nhắc việc. Mỗi buổi sáng tôi còn phải mở Calendar để xem các việc trong các ngày tới luôn kìa.
    Thời này, đặc biệt là sau vụ Covid19 là có cách làm việc WFH (Work from home – làm việc tại nhà), thì trốn biệt như vậy thì sao làm việc đây ta? (có khi 3 ngày mới online).

  5. Hãy chọn cho mình 1 môn thể thao

    Mình để ý, bạn nào mà có năng lượng nhiều, làm việc tích cực, làm việc hiệu quả … thì có chơi 1 môn thể thao. Đó là bóng đá, chạy bộ, tenis, … Ngược lại, các bạn ít có cầu tiến, ít quan tâm đến sự nghiệp, … thì toàn là chơi games.
    Mình không ác cảm hay có ý khinh thường mấy bạn chơi games, nhưng trên thực tế (với nội bộ Công ty mình) thì bạn nào mà chơi games nhiều (Liên Quân, Bud girl gì đó) toàn là gì đâu à (tệ về thể xác lẫn tâm hồn). Chỉ là gánh nặng cho gia đình mà thôi (dù tuổi lớn rồi). Chẳng làm được trò trống gì đâu.

  6. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ nơi mình làm việc

    Cái này mình cũng để ý và quan sát luôn (còn sách vở lý thuyết thì mình không biết): bạn nào, luôn giữ vệ sinh bàn ghế, chỗ ngồi…(thậm chí là văn phòng chung) 1 cách sạch sẽ gọn gàng, thì người có xu hướng làm việc hiệu quả (nhanh gọn, dứt khoát).
    Hình như theo tiêu chuẩn của Nhật hay gì cũng có (các ngân hàng hay tổ chức lớn cũng áp dụng) 1 số quy tắc (về vệ sinh gọn gàng) này. Ôi thôi, có nhân viên còn có các vật dụng cá nhân như ráy tay, nón bảo hiểm, thậm chí còn trét cứt mũi 🙂 ngay chỗ mình ngồi. Nghĩ sao mà có năng lượng làm việc? 🙂 🙂 🙂

  7. Hãy trung thực và biết nhận lỗi

    Đi làm mà, dĩ nhiên đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thỉnh thoảng, cũng tạo ra bug (lỗi), thậm chí còn thiệt hại nhiều. Như ngày trước, lúc mới ra trường năm 2000, mình cài đặt phần mềm sao mà thiệt hại đến phòng IT của một Công ty bên Pháp (làm họ phải mất 3 ngày để cài đặt lại). Nhưng không sao, quan trong là mình biết cái sai của mình và thừa nhận. Đâu ai nói gì (chuyện lỡ rồi).
    Nhưng, có 1 số bạn hay giấu lỗi, hoặc đổ thừa, thậm chí có bạn nói xạo luôn (để giấu). Việc này làm cho tình hình rối ren thêm, và chưa nói về tính cách con người, chỉ bàn về hiệu  quả công việc trong nhóm, cũng đủ mệt: làm tinh thần trong nhóm đi xuống và rối ren, không đoàn kết.
    ==> một lời nói xạo để bào chữa hiện tại, thì tương lai phải kiếm theo 10 lời xạo khác để lấp liếm cho lời nói xạo này.

  8. Biết “thoát pressing”

    Trong bóng đá có thuật ngữ “thoát pressing” nghĩa là có tình huống bị vây (hoặc bị dồn ép) mà chỉ cần động tác nhỏ, hoặc 1 cách nào đó là mình thay đổi trạng thái (hoặc từ bị tấn công thành tấn công, hoặc bị áp lực thành hết áp lực), thì trong công việc cũng vậy. Lúc nào làm việc mà không áp lực (áp lực deadline, áp lực bugs, áp lực mối quan hệ với thành viên khác…), nhưng mình phải biết ‘hóa giải’ nó.
    Mình thường dùng chiều/tối ngày thứ 4 là ngày team building (ăn nhậu) là mục đích để anh em kết nối và giải tỏa áp lực, tức là 1 cách (bắt buộc) để những áp lực của ngày thứ 2, thứ 3, và thứ 4 sẽ được xóa bỏ và “phục hồi” cho các ngày kế tiếp thứ 5, thứ 6 và sáng thứ 7.
    Tương tự, nếu có áp lực khác (như khách hàng phàn nàn, nổi giận…) thì mình phải biết cách thoát càng sớm càng tốt, để mình quay lại chuyên tâm làm việc hiệu quả. Đừng để áp lực trong đầu (trong tâm) từ ngày này qua ngày khác: không tốt ==> luôn có thái độ vui vẻ và đầy năng lượng là vậy.

  9. Thăng dư

    “Thặng dư” có nhiều ý nghĩa trong lập trình hay dân làm IT. Có thể là 1 bằng cấp mới như IELTS, PTE được nâng điểm, có thể là có thêm bằng PSM1 (Scrum Master), có thể là 1 chứng chỉ MCSD, hoặc chỉ là 1 chứng nhận/chứng chỉ nhỏ về kỹ năng, chuyên môn nào đó.
    Thậm chí, “thặng dư” là 1 thư viện của riêng mình, mà mình xây dựng, đóng gói để tái sử dụng (cho mình hoặc mọi người), hoặc nó là 1 sản phẩm mà mình tạo ra và đầy tự hào.
    Hãy nhìn lại mình, hoặc là mình đã có thặng dư sau vài tháng rồi hay chưa, hoặc đã có kế hoạch trong thời gian ngắn (3 tháng, 6 tháng) hay chưa?
    Các bạn nhìn vào profile của mình. Sau mỗi thời gian ngắn, mình đều có, ít nhất là các chứng chỉ. Ví dụ, mình có học PMP từ năm 2010, nhưng giờ kiến thức đã thay đổi rất nhiều (bản Rita giờ lên bản thư 11 luôn rồi), thì mình có kế hoạch năm nay 2024 phải thi lại PMP; hoặc, với kiến thức CEO, mình cũng đang ôn lại và sẽ có chứng chỉ về nó. Hoặc năm 2025, phải có chứng chỉ về MBA (dù đã học và đọc rất nhiều, nhưng rồi cũng phải có bằng/chứng chỉ). Ôi, cỡ đó mà còn bị chê.
    Mình biết có 2,3 bạn đang theo hướng này của mình và âm thầm học và luyện. Yên trí, chính sách công ty đều chi trả lại các khoản này 100% (vậy mà có người hông học).

  10. (đang viết mà có người rủ nhậu)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tham gia từ hôm nay

Bộ đề tủ IELTS số 1 hiện nay

Có bản quyền

duy nhất tại Việt Nam

Chấm bài bằng Trí tuệ Nhân tạo

Thoải mái tự học và tự luyện IELTS bằng https://IELTS.tols.

Bài Viết Liên Quan

- Advertisement -IELTS.Tools

Bài Viết Mới Nhất

Có thể bạn sẽ thích