back to top
- Advertisement -IELTS.Tools
Chuyên mônQuản trịMột số "Kim chỉ nam" trong gần 25 năm làm việc

Một số “Kim chỉ nam” trong gần 25 năm làm việc

Thỉnh thoảng, tôi cũng hay nói chuyện với nhóm (trong các buổi team buiding, teatalk, hay trong cuộc họp chung ở Công ty), thì có nói 1 số phương cách, ý tưởng, hay “kim chỉ nam” mà tôi theo đuổi. Dĩ nhiên, tôi không ép nhân viên theo phong cách của mình, nhưng nếu chia sẻ và hòa hợp để định hình chung 1 phương hướng, 1 phong cách chung cho toàn bộ anh em trong Công ty, thì đó sẽ là điều tốt.

Một số “phong cách” mà tôi tạm gọi là “Kim chỉ nam”, theo thứ tự ưu tiên dưới đây từ cao xuống thấp, sau ngần ấy năm làm việc:

  1. Hãy cố gắng, cố gắng, cố gắng: trời không phụ lòng người.

    Ở đây, mình không bàn về tôn giáo hay gì cả, chỉ dùng từ ‘trời’ để mô tả là có 1 thế lực nào đó đang quan sát và theo dõi những gì mình đang làm. Đây là câu nói của ông bà ta ngày xưa thôi, nhưng quả thật, mình đã chiêm nghiệm và trải qua với cương vị là nhân viên Công ty, và cả cương vị là lãnh đạo.
    Nhiều người, cứ sợ tiếc công, sợ mình làm mà không ai ghi nhận, sợ việc mình làm mà sếp không trả thêm thù lao … và có 1 số bạn (rất ít), âm thầm làm việc không tính toán, nỗ lực không ngừng (ngoài chuyện nhiệm vụ của Công ty mà còn tự giác làm những việc chưa (hoặc không) được giao… nhưng, thế nào rồi cũng được đền đáp thôi.
    – có bạn, làm cần mẫn, không cần đòi tăng lương, mình cũng phải tự đề xuất tăng lương cho bạn ấy. Vậy mới hay.
    – có bạn, có những việc mình chưa kịp giao, chủ động tự suy nghĩ và làm. Mình phải tự bonus cho bạn ấy. Vậy mới hay.
    – có những việc có độ phức tạp cao (khó), vẫn nỗ lực không mệt mỏi==> được sếp tin tưởng và thăng tiến nhanh.
    Vì vậy, mọi nỗ lực đều được đền đáp 1 cách hiển nhiên, tự sự đền đáp sẽ tới. Đừng lo nếu mình có cố gắng.

  2. Đứng trên vai người khổng lồ

    Thú thật, sau bao năm làm việc, mình chưa … sáng tạo gì cả. Chuyện thật như đùa. Nếu có sáng tạo thì cũng không đáng kể.
    Lý do: ôi, những ý tưởng của mình có hay ho, hay mới mẻ gì đâu. Mọi việc, thiên hạ đã làm hết rồi. Mình có giỏi bằng thiên hạ đâu? Những gì thiên hạ làm, mình làm theo mà còn chưa được.
    Cho nên, cũng không cần suy nghĩ cao xa chi cho mệt. Mình cũng chưa hẳn là nhân tài gì đâu. Cứ theo phong cách người khổng lồ như Google, Apple… là dư xài.
    Ví dụ, khi mình hỏi các bạn FE (thiết kế giao diện website), mình hỏi: “mấy cái giao diện này em lấy từ đâu?”. Các bạn trả lời: “em bỏ nhiều thời gian để suy nghĩ và thiết kế nó. Em tự suy nghĩ”. Oh no no no. không cần vậy. Chỉ cần theo phong cách của 1 số tên tuổi lớn. Ví dụ như Zendesk, Apple, Google, GitBook… vì họ có các chuyên gia (toàn là tiến sĩ này nọ) suy nghĩ hết rồi. Cứ theo là được. Không cần mất thời gian suy nghĩ và sáng tạo thêm đâu (vì có đẹp hơn họ đâu?)

  3. Làm việc thì phải vui

    Khi chọn nghề nghiệp, chắc chắn (và nên như vậy) phải cân bằng 03 yếu tố này (thật ra là 6 yếu tố nhưng mình nói cho đơn giản):
    1 là xem công việc đó, mình có thích không? (gọi là ĐAM MÊ. “Đam mê” khác với “sở thích” nhé).
    Ví dụ, mình đam mê đá banh, là mưa gió gì đó cũng thích đi đá banh; còn “sở thích” là chỉ cần có độ nhậu là bỏ ngay. Hoặc, lấy trường hợp của bạn chơi cờ. Có 2 bạn cùng lứa và cùng chơi môn cờ cùng 1 thời điểm. Nhưng có bạn chỉ là sở thích thôi thì chơi cho vui và bỏ; Còn có bạn đam mê thì cứ theo đuổi riết. Theo thời gian thì sở thích có thể giảm nhưng đam mê thì càng lâu càng có chuyên môn tăng.
    2 là, xem công việc đó có đúng là SỞ TRƯỜNG của mình không? Nhiều lúc, mình có đam mê với nó đó, nhưng chuyên môn của mình không có giỏi. Ví dụ, mình có đam mê với lập trình, nhưng mình không có tư duy logic, hoặc không có khả năng lập trình thì không nên theo đuổi nghề lập trình.
    3 là, mình có kiếm được tiền từ nghề mình chọn ở trên (vừa đam mê, vừa là sở trường). Thời buổi kim tiền, mình phải tính toán là công việc đó có mang lại cho mình THU NHẬP không? Hay, nói cho rõ là ngành nghề đó thiên hạ có cần không? Nhiều lúc, đam mê và sở trường có đó, nhưng ngành nghề bị mai một, hoặc không kiếm được thu nhập thì tiền đâu mà giúp/lo cho gia đình?

  4. Phải có “thặng dư”

    Thặng dư có nhiều nghĩa và cũng nhiều loại. Nói nôm na là “tài sản dư” (tiền tích lũy), hay “có thêm kinh nghiệm”, …
    Một lập trình viên, có thể sau bao năm làm việc, sẽ có “bộ thư viện” cho riêng mình. Khi đó, làm dự án mới, thì có thể tái sử dụng; để có thể tiết kiệm được thời gian thay vì phải tìm kiếm, nguyên cứu lại. Đây gọi là khái niệm ‘đóng gói’ trong lập trình. Sau này, có chỉnh sửa bảo trì gì, mình có thể biết chỗ nào cần sửa fix lỗi), thay vì “đụng đâu sửa đấy” (và kết quả là “sửa đâu sai đấy”, “sửa đấy sai đâu”…).
    Hoặc, sau bao năm làm việc, mà đi ăn còn không dám gọi món ăn trong nhà hàng vì ngại món mắc. Phải gọi “từ phải sang trái” tức xem giá rồi mới dám gọi.
    Việc ‘phải có thặng dư’ có rất nhiều vấn đề để bàn và chia sẻ. Mình sẽ nói ở mục khác.

  5. Đừng làm việc vì … lương

    Nói ra rất vô lý và không thực tế. Ai làm mà không vì lương?
    Tuy nhiên, đặc biệt là các bạn trẻ (mới ra trường, hoặc thậm chí 1,2 năm kinh nghiệm) cũng nên áp dụng kim chỉ nam này.
    Nhiều bạn, chỉ cần có Công ty khác đề xuất mức lương chênh lệch có 500K VND là đã nhảy việc; hoặc nhiều bạn, vì mức lương chưa thỏa đáng (hoặc đang có yêu sách tăng lương mà chưa được) mà không nhiệt tình làm việc …
    Các bạn hãy suy nghĩ thế này:
    – Nếu lương (tiền công) chưa thỏa mãn, cứ làm đi, đừng lo. Cố gắng kiếm kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Rồi lúc nào đó đủ kinh nghiệm thì nhảy việc, lo gì (khi có điều kiện/cơ hội mới; hoặc khi có đợt xem xét lương). chứ đừng nản mà không nhiệt tình làm (phí thời gian của mình).
    – Nếu ý trên, không lấy được kinh nghiệm, thì có được mối quan hệ. Mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tác của Công ty, thậm chí với sếp luôn (tin tưởng, quý mến…).
    – nếu kinh nghiệm đã có, mối quan hệ đã có… thì lo gì tiền không đến. Công ty tự khắc sẽ tăng lương cho bạn. Nếu Công ty không xem xét, hoặc không tôn trọng, không coi trọng tài năng của bạn: tốt nhất nên rời đi.

  6. Hãy làm cho Công ty nước ngoài

    Mình không có ý chê bai Công ty Việt Nam, nhưng có 1 điều thực tế ở đây: Công ty nước ngoài (hoặc có yếu tố nước ngoài) thì có thể trả lương (hoặc thu nhập) sẽ khá hơn.
    Ví dụ, nếu công ty Việt Nam, khó có thể trả lương cho thực tập sinh 10 triệu VND; nhưng Công ty nước ngoài thì có khả năng vì chênh lệch tỷ giá.
    Hoặc, Công ty nước ngoài, có thể bonus cho bạn 03 tháng lương (mình đã từng nhận với cương vị nhân viên, và cũng từng làm với cương vị giám đốc trả cho nhân viên) còn ở Công ty Việt Nam thì khó (nó còn liên quan đến văn hóa nữa).

  7. Hãy học tiếng anh, ít nhất là biết sử dụng căn bản

    Với cương vị nhân viên hay giám đốc – đã tiếp xúc với hơn 70 nhân viên (gồm fulltime, partime và kể cả đối tác) đến thời điểm này 2024, thi gần như 100% (không có trường hợp ngoại lệ), bạn nào mà mình thấy kha khá (hoặc giỏi) về các khả năng/chuyên môn trong công việc: là có biết tiếng Anh (sử dụng được). Mình chưa thấy bạn nào mà học dở tiếng Anh (không sử dụng tiếng Anh được) mà có chuyên môn hoặc làm việc hiệu quả cả.
    Dĩ nhiên, tiếng Anh là mình nói chung, và là liên quan đến ngành nghề IT (và phần mềm). Các ngành khác chắc tương tự.

  8. (còn nữa)

Tổng kết

Mình thấy, có 1 số bạn có vài yếu tố như trên, thật sự bây giờ đã làm Công ty khác. Một là Công ty của mình còn chưa đáp ứng hoài bão của bạn. Hai là, mình có trao đổi và có lời mời bạn quay trở lại nhưng thú thật là, Công ty mình không đủ khả năng trả lương.
Một số bạn đang làm việc tại Công ty, cũng có 1 vài yếu tố (chắc cũng chừng trên 5 yếu tố trên vì mình thường xuyên trao đổi qua teatalk), thì mình hi vọng sẽ bay cao, bay xa…với Công ty. Đó là tài sản của Công ty. Mình tin 1 ngày nào đó, chỉ cần Công ty thành công theo các ý tưởng mới, thì Công ty cũng không phụ lòng người.

===

Các bạn có ý kiến hay kinh nghiệm gì thêm, comment nhé. Cảm ơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tham gia từ hôm nay

Bộ đề tủ IELTS số 1 hiện nay

Có bản quyền

duy nhất tại Việt Nam

Chấm bài bằng Trí tuệ Nhân tạo

Thoải mái tự học và tự luyện IELTS bằng https://IELTS.tols.

Bài Viết Liên Quan

- Advertisement -IELTS.Tools

Bài Viết Mới Nhất

Có thể bạn sẽ thích