back to top
- Advertisement -IELTS.Tools
Kinh nghiệmKinh nghiệm làm việc"Kim chỉ nam" trong việc định hướng phát triển của Công ty

“Kim chỉ nam” trong việc định hướng phát triển của Công ty

Mình thành lập Công ty từ năm 2007. Lúc đó kinh nghiệm làm việc được 07 năm, cũng “chân trong chân ngoài” vừa làm cho Công ty khác kiếm tiền thu nhập hàng tháng, vừa lập nhóm (nhóm lập trình viên) và trả lương. Gần như khoảng thời gian này là “đầu tư” và không có thu nhập.

Rồi cũng nhận gia công phần mềm từ các Công ty hay nhóm khác (họ làm không kịp và gia công lại cho Công ty mình). Cũng kiếm được ít tiền. Thời điểm năm 2008, 2009 mà hợp đồng 12000 USD cho 02 tháng (chắc cỡ 220 triệu VND) cũng gọi là khá. Đó là những Công ty từ Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội, Công ty Resena (quận 7, Hồ Chí Minh), Exact Vietnam (quận 1, HCM), Cảng Cái Mép (lúc văn phòng còn ở Hồ Chí Minh, sau đó dời xuống Thị Vải, Bà Rịa) và 1 số Công ty ở Việt Nam. Chủ yếu là gia công website (website bán hàng, website giới thiệu doanh nghiệp, …).

Tuy nhiên, sau 02 năm, đặc biệt đến năm 2011 và 2012, các dự án gia công và làm sản phẩm ở Việt Nam không còn có lời nữa. Các doanh nghiệp phải tính toán lại chi phí vì tình hình kinh tế khó khăn. Bình thường, 12000 USD họ có thể duyệt nhanh gọn, nhưng thời điểm những năm này, 1000 USD thôi họ phải tính toán rất nhiều.

Vì vậy, mình chuyển hướng nhận gia công từ nước ngoài. Và đây là cơ hội có thể có thu nhập để duy trì Công ty lâu dài và bền vững (dù Công ty cũng trên dưới 10 người; Có thời điểm 18 người với 2 văn phòng nhỏ). Đây là những “Kim chỉ nam” mà mình áp dụng, cũng như mình đút kết qua nhiều năm làm việc với đối tác nước ngoài.

  1. Tỉ giá hối đoái
    Cái này là do 1 người bạn nước ngoài bày. Họ nói: “tao từ Pháp về Việt Nam, kiếm tiền từ Pháp mà sống ở Việt Nam. Rất thoải mái vì tỉ giá tiền EUR rất cao. Mày có lợi thế là đã là người Việt Nam rồi (vế sau) thì sao không kiếm khách hàng (Công ty cần gia công phần mềm) ở nước ngoài (Pháp, Mỹ)”.
    Đúng thiệt, người bạn này giới thiệu 1 số Công ty bên Pháp (và sau đó có thêm các mối quan hệ bên Mỹ) nên khoảng thời gian sau này, Công ty của mình ổn, chưa bao giờ phát lương trễ :). Thu nhập của nhân viên không cao, nhưng thuộc loại KHÁ (ai không nhận lương ‘khá’ thì xem lại mình có hiệu quả không hen).
    Lý do chung là tỉ giá có sự chênh lệch rất lớn. Ở nước ngoài, 1 tô phở 20-30 USD nhưng ở Việt Nam (thời điểm này) trung bình 2 USD thôi (chênh lệch gần 10 lần); nên khi deal với đối tác với giá gia công (tính theo giờ), dù mình vẫn lấy rất rẻ so với các Công ty khác, thì quy qua tiền Việt vẫn rất OK (Các Công ty khác có thể lấy giá 18-20 USD/giờ gia công; mình lấy trung bình có 8-10 USD/giờ thôi).
  2. “Đứng trên vai người khổng lồ”
    Trong lúc làm việc (về kỹ thuật, chuyên môn), mình có khuyên nhân viên là KHÔNG CẦN SUY NGHĨ Ý TƯỞNG GÌ CAO SIÊU HẾT, mọi việc gần như có trên đời và các công ty khác đã làm hết rồi.
    Nghĩa là, những chuyện “giải cứu thế giới” hoặc “phát minh” hoặc “ý tưởng mới” như tạo ra Paypal, tạo ra Amazon, tạo ra Ebay… thì trình độ và tài năng của mình không với tới được đâu (nói ra tiêu cực vì nếu không suy nghĩ ý tưởng cao siêu thì sao mà là người duy nhất được; nhưng đừng mơ. Hãy thực tế). Vì vậy, trong quá trình làm việc, nhân viên không cần mất thời gian suy nghĩ mộng mơ về cách giải quyết vấn đề cao xa. Mình nghĩ, 100% các vấn đề kỹ thuật tại Công ty mình đểu đã có cách giải quyết. Cứ search trên Internet và follow theo. Vừa nhanh gọn, khỏi mất thời gian, vừa hiệu quả.
    Anh em nhân viên nào của mình đọc đến đoạn này, nếu có phản bác ý kiến thì góp ý kiến nhé.
  3. “Thặng dư”
    Mình xuất thân là 1 lập trình viên, nên trong quá trình làm việc cho 2 Công ty (Pháp và Mỹ), mình có “lượm lặt”, “tích lũy” 1 số thủ thuật, mà dân lập trình gọi là “thư viện”. Ví dụ như các hàm xứ lý email, pattern, … và gần như được dùng lại trong các dự án tiếp theo. Nó có tính chất “dùng lại” (“Re-use” là 1 trong 4 yếu tố của làm phần mềm, tức “có tính kế thừa”).
    Thỉnh thoảng, mình có phỏng vấn nhân viên mới; có hỏi về các thư viên hay những gì họ ‘tích lũy’ (về chuyên môn) từ quá trình làm việc cho các Công ty cũ. Câu trả lời là KHÔNG. Điều đó rất sai. Dĩ nhiên họ có thể research lại khi gặp vấn đề trong dự án mới; nhưng nếu biết cách sắp xếp từ những cái đã tích lũy, thì thời gian để giải quyết vấn đề đó sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
    Cái đó mình gọi là “thặng dư” trong kỹ thuật.
    Còn “thặng dự” trong học thuật, bằng cấp (chứng chỉ), nhân viên mình cũng nên xem xét sau 06 tháng/01 năm đó có thêm những gì. Bản thân mình, dù là làm Giám đốc 13 năm nay, vẫn luôn có kiến thức/chứng chỉ nào đó trong mỗi 1 khoảng thời gian nào đó. Ví dụ từ IELTS 6.0, PTE 58, chứng chỉ Lập trình Python, SEO, …
  4. (còn tiếp 1 vài cái)

Post này mình viết dành cho nhân viên mới, để mình khỏi nói nhiều lần. Để nhân viên hiểu được phong cách làm việc của Công ty.

(đang cập nhật thêm)

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tham gia từ hôm nay

Bộ đề tủ IELTS số 1 hiện nay

Có bản quyền

duy nhất tại Việt Nam

Chấm bài bằng Trí tuệ Nhân tạo

Thoải mái tự học và tự luyện IELTS bằng https://IELTS.tols.

Bài Viết Liên Quan

- Advertisement -IELTS.Tools

Bài Viết Mới Nhất

Có thể bạn sẽ thích