- Advertisement -IELTS.Tools
Kinh nghiệmCách chọn nghề nghiệp

Cách chọn nghề nghiệp

Mình có làm việc với các bạn trẻ U30 nhiều, và có 1 số bạn (U40 luôn) vẫn loay hoay với việc chọn nghề (thì bị vậy nên giờ cũng còn lông bông). Hồi đó mình có đọc (hoc) phương pháp Ikigai (thời còn học Phương pháp luận Sáng tạo của thầy Phan Dũng bên trường Đại học KHTN HCM năm 1998). Nhờ đó, từ lúc làm việc năm 2000 đến giờ, chưa bao giờ mình làm mà chán cả, vì có đến tận 3 yếu tố mà (may mắn) mình có được:

1) Đam mê. Mình đã chọn nghề đúng đam mê của mình (đam mê khác sở thích nhé. Đam mê đá banh là trời cỡ nào cung ra sân đá banh; còn sở thích đá banh là có độ nhậu là bỏ ngay);
2) Sở trường.  Mình đã chọn nghề đúng sở trường của mình. Đó là lập trình viên.Thay vì trong các ngành nghề liên quan đến kinh doanh, kinh tế, nghệ thuật, thể thao, … thì chuyên ngành kỹ thuật và ngồi trước máy tính là sở trường của mình.
Chỉ cần có 2 cái tiêu chí trên thì đố mà làm chán. Làm việc miệt mài luôn, hơn nữa, mình may mắn là còn đúng tiêu chí thư 3 nữa.
3) Thu nhập: cùng với sự phát triển của công nghê thông tin, đặc biệt từ 1997 mạng Internet của Việt Nam OK và với triết lý Thế giới phẳng (ai làm lập trình viên chắc có đọc cuốn sách Thế giới phẳng) thì mình có thể làm gia công với nước ngoài và có thể kiếm được tiền (so với nước ngoài thì ít tiền chứ với chi phí ở Việt Nam thì sống thoải mái 1 tí).

Mấy nay có 1 vài bạn (nhân sự mới) cũng như 1 vài người quen còn lăn tăn về các vấn đề này, nay mình tìm lại trên mạng và copy paste y chang tren web. Moi người xem link gốc: https://amcollege.edu.vn/cac-yeu-to-quan-trong-nhat-khi-chon-nghe-theo-triet-ly-ikigai-cua-nguoi-nhat/

===

Trong bài này, mình sẽ chia sẻ với các bạn công cụ thứ 2 trong những loại công cụ giúp định hướng nghề nghiệp phù hợp mà mình thường sử dụng khi mentor và hướng dẫn cho các bạn trẻ Việt Nam ở châu Âu và Việt Nam. Đó là mô hình Ikigai.

Trong bài sau, mình sẽ bàn tiếp về một công cụ thứ 3 có tên là “Hedgehog concept” – mô hình Con nhím. Các bạn nhớ đón đọc nhé.

Đọc bài về công cụ định hướng nghề nghiệp đầu tiên: 5 vòng tròn định  hướng sự nghiệp.

Nhận thức được cả 3 công cụ nghề nghiệp này sẽ giúp các bạn có sự đối chiếu, so sánh giữa 3 công cụ để thấy những điểm chung, điểm khác nhau và điểm cốt lõi khi định hướng nghề nghiệp. Khi viết hết công cụ thứ 3, mình cũng sẽ tổng hợp lại và đưa ra kết luận của mình: Điều quan trọng nhất khi định hướng nghề nghiệp là gì?

Điểm khác biệt của mình với những người Coach và Mentor khác khi sử dụng các công cụ này?

Mình từng thấy một số bên khá uy tín sử dụng công cụ thứ 2 – mô hình Ikigai và thứ 3 – mô hình Con nhím để hướng nghiệp.

Mình chưa thấy ai sử dụng công cụ đầu tiên – Career Planning Diagram (sơ đồ hoạch định sự nghiệp), là 1 công cụ rất thực dụng và gần nhất với sự nghiệp để hướng nghiệp cả.

Vì vậy, mình là người duy nhất sử dụng cả 3 công cụ này, so sánh đối chiếu để bạn đọc có nhiều góc nhìn hơn.

Mô hình Ikigai – công cụ định hướng nghề nghiệp phù hợp

Mình sử dụng hình ảnh bằng tiếng Anh, để bạn thấy mình đều dùng các công cụ đã được nghiên cứu và được thế giới sử dụng rộng rãi.

Nếu bạn nào từng làm việc với những người Coach hoặc Mentor (chuyên gia Khai vấn), có lẽ các bạn đã nghe đến Ikigai rồi.

Như trong ảnh các bạn đã thấy, Ikigai được định nghĩa là: A Japanese concept meaning “A reason for being”. Đây là khái niệm được người Nhật tạo ra, có nghĩa là “Lí do tôi tồn tại trên đời này là gì?”.

Dùng Ikigai trong hướng nghiệp để làm gì?

Nghe thì khá là triết học, nhưng trong mảng hướng nghiệp thì chúng ta có thể dùng Ikigai để xem: Lí do tôi muốn làm công việc này là gì, lí do tôi chọn con đường này là gì?

Khi chúng ta tự hiểu được bản thân, hiểu được lí do mình muốn làm công việc này, thì chúng ta mới có đủ nỗ lực để học hỏi phát triển trong công việc, cũng như đủ sự kiên trì để vượt qua các khó khăn (mà khó khăn trong công việc thì lúc nào chả có phải không ạ?) (thay vì bị “hoang mang”, “mông lung”, “bế tắc” như các bạn trẻ hiện nay đang tự nhận).

Dùng Ikigai để định hướng nghề nghiệp phù hợp như thế nào?

Như bạn thấy, Ikigai bao gồm 4 hình tròn sau:

  • What you’re good at – Bạn làm tốt cái gì? Thế mạnh của bạn là gì?
  • What you love – Bạn thích làm gì?
  • What the world needs – Thế giới đang cần gì? Thị trường tuyển dụng đang cần nhân sự thế nào?
  • What you can be paid for – Bạn được trả tiền để làm gì? Thứ bạn làm để được người ta trả lương là gì?

Chúng ta hãy cùng xem thử khi 2 trong 4 vòng tròn này giao nhau thì thế nào?

Giai-thich-Ikigai-cong-cu-huong-nghiep

Chính vì vậy, bạn cần dành dành thời gian nghiền ngẫm và điền vào 4 vòng tròn trên.

Khi bạn tìm được công việc mà đáp ứng được cả 4 yếu tố: vừa khai thác được thế mạnh, vừa yêu thích, vừa đúng nhu cầu của thị trường lao động, vừa được trả lương cao, thì khi ấy bạn đã tìm được Ikigai rồi đấy.

Viet-cv-tieng-anh-tu-a-den-z_ngoc-work-and-life

Nhưng trên thực tế, mình thấy có rất ít người tìm được công việc đáp ứng được cả 4 yếu tố. Những người đó có lẽ nhiều nhất là các doanh nhân nổi tiếng như Bill Gates của Microsoft, Elon Musk của Tesla.

Thực ra bạn chỉ cần tìm được công việc đáp ứng được ít nhất 3 trên 4 là đã rất tốt rồi.

Thậm chí, mình cho rằng công việc chỉ cần thỏa mãn được 2 yếu tố sau.

What you’re good at + What the world needs

Tức là: Bạn hãy làm một công việc khai thác đúng thế mạnh, đúng loại công việc mà các nhà tuyển dụng đang cần.

Thì khi đó, tự động họ sẽ trả lương cao cho bạn, có nghĩa là tự động bạn sẽ có yếu tố What you can be paid for (thu nhập).

Còn đối với yếu tố What you love (sở thích), mình thấy rằng: Nói chung với những việc mà chúng ta làm tốt, thì chúng ta sẽ luôn yêu thích nó ở một mức nhất định. Có thể bạn sẽ không quá thích, nhưng vì đó là thế mạnh, bạn làm nó rất dễ dàng và có thể làm cả đời, nên bạn sẽ không chán nó được.

Vì vậy, nếu bạn làm cái What you’re good at, bạn sẽ tự động có được cái What you love thôi.

Sau bài này, lời khuyên của mình với bạn:

  • Hãy ngồi liệt kê ra các thế mạnh của mình, sau đó nghiên cứu xem hiện tại các ngành nào, nghề nào đang hot.
  • Xem trong các ngành, nghề đó, loại công việc nào phù hợp với 1 – 2 điểm mạnh nhất của mình.
  • Lên chiến lược ứng tuyển những công việc đó.

Các bạn còn chờ gì nữa? Hãy bắt tay vào tìm ra Ikigai của mình thôi! Và đừng quên đọc thêm những bài khác của mình về Định hướng nghề nghiệp, và đón đọc bài sau của mình, giới thiệu về mô hình Con nhím nhé!

Xem video tóm tắt cả 3 công cụ định hướng nghề nghiệp phù hợp của mình tại đây:

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tham gia từ hôm nay

Bộ đề tủ IELTS số 1 hiện nay

Có bản quyền

duy nhất tại Việt Nam

Chấm bài bằng Trí tuệ Nhân tạo

Thoải mái tự học và tự luyện IELTS bằng https://IELTS.tols.

Bài Viết Liên Quan

- Advertisement -IELTS.Tools

Bài Viết Mới Nhất

Có thể bạn sẽ thích