Nguồn: https://ngocworkandlife.com/yeu-to-dinh-huong-sunghiep/
Trang này OK lắm, ai rảnh mà chưa xác định được nghề nghiệp thì qua trang đó xem.
Như đã hứa, trong bài này mình sẽ chia sẻ với các bạn một công cụ giúp bạn định hướng sự nghiệp, ít nhất là trong 2 năm tới.
Lí do cần định hướng sự nghiệp thì mình đã giải thích ở bài trước rồi nhé!
Công cụ này có tên là Career Planning Diagram – sơ đồ hoạch định sự nghiệp.
Khái niệm “Career Planning Diagram” trên thế giới thì không mới. Nếu bạn Google thì sẽ ra rất nhiều kết quả, nhiều nguồn, nhiều kiểu sơ đồ.
Sơ đồ mình dùng được tham khảo từ một khóa học về Career Planning trên Coursera (lâu lắm rồi mình không nhớ chính xác là khóa nào), mình áp dụng cho rất nhiều mentee và thấy nó hiệu quả vì rất dễ hiểu.
Đọc thêm các bài viết về Kỹ năng tìm việc.
Contents [hide]
Cách sử dụng công cụ Career Planning Diagram
Hãy dành cho mình 30 phút để điền hết vào 5 vòng tròn này. Sau đó ngẫm đi ngẫm lại về cái mình đã điền qua vài ngày để soi chiếu xem có đúng không.
Vòng tròn 1 – Transferrable competencies, hay còn gọi là Transferrable skills
Đây là vòng tròn quan trọng nhất. Nếu bạn xác định được vòng tròn này đúng, sự đã thành đến 70% rồi.
Transferrable skills – những kỹ năng chuyển đổi, là những kỹ năng có thể được sử dụng lại kể cả khi bạn chuyển từ việc A sang việc hoàn toàn không liên quan B.
Ví dụ, nếu bạn có tư duy logic, làm việc với con số tốt, thì kỹ năng này giúp bạn làm tất cả những việc yêu cầu kỹ năng này, cho dù chúng là các nghề khác nhau như Kế toán, Phân tích tài chính, Phân tích dữ liệu ở rất nhiều ngành khác nhau.
Hoặc nếu bạn có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức tốt thì bạn có thể có các lựa chọn như: Lập kế hoạch (Planning), Quản lý dự án (Project management).
Các kỹ năng transferrable skills được nhà tuyển dụng đánh giá cao hiện nay thường là các kỹ năng (tham khảo: Flexjobs):
- Giải quyết vấn đề – problem solving
- Tư duy logic – logical thinking
- Tư duy phản biện – critical thinking
- Khả năng thích nghi, ứng biến linh hoạt – adaptability
- Teamwork cũng như làm việc độc lập – teamwork vs self-motivated
- Giao tiếp (lắng nghe, nói, viết v.v.) đa ngôn ngữ – communication
- Xây dựng mối quan hệ – relationship building
- Chú ý tới tiểu tiết cũng như tư duy trừu tượng, khái quát hóa – attentive to details vs conceptualization
- Năng lực tự học – self-learning
- Kỹ năng tổ chức – organization
Đa số các kỹ năng transferrable skills là các kỹ năng mềm, bạn có thể mang chúng đến job nào cũng được. Khác với kỹ năng cứng – technical skills: với mỗi job cần technical skills khác nhau, cực kỳ cụ thể cho job đó.
Đối với vòng tròn số 1, bạn cần làm gì?
Hãy tìm ra transferrable skills nào là thế mạnh trời phú của bạn. Đây sẽ là nền tảng để bạn chọn công việc / nghề phù hợp.
- Nếu thế mạnh của bạn là làm việc với con người? Công việc phù hợp với bạn sẽ là những việc yêu cầu giao tiếp thường xuyên với con người như: Sales (nhiều nhất), Marketing – Communication (khá nhiều), Human Resources – nhân sự (nhiều nhưng khác với Sales ở chỗ: đa số là người trong nội bộ tổ chức).
- Nếu bạn có khả năng làm tốt với đồ vật (nôm na là khéo tay đó), ví dụ nấu ăn giỏi, biết trang điểm, trang trí nhà cửa, sửa điện, sửa xe v.v. bạn có thể nghĩ tới việc trở thành kỹ sư, đấu bếp, thợ trang điểm, thợ thủ công v.v.
- Nếu bạn có khả năng làm việc tốt với thông tin và không giỏi giao tiếp lắm – ở đây thường là báo cáo, con số v.v. bạn có thể nghĩ tới những việc làm nhiều với bảng biểu, số liệu (ôm máy tính cả ngày) như Kế toán, Phân tích tài chính, Phân tích dữ liệu, Nghiên cứu thị trường v.v.
Mình nhắc lại:
Hãy tìm transferrable skills nào là thứ bạn sinh ra đã làm tốt – tức là thế mạnh của bạn – KHÔNG PHẢI THỨ BẠN THÍCH.
Đây có thể là kỹ năng bạn làm tốt hơn người khác. Còn nếu bạn tự thấy mình không có kỹ năng nào thực sự nổi trội hơn người khác, hãy chọn kỹ năng bạn làm tốt nhất trong những kỹ năng bạn có, không sao cả.
Vì sao cần tập trung vào câu hỏi “Bạn làm tốt việc gì?” thay vì “Bạn thích làm cái gì?” khi định hướng?
Trong quá trình mentoring của mình, mình luôn bắt đầu bằng câu hỏi “Em thấy thế mạnh của em là gì?” và 90% (thậm chí cả những bạn kinh nghiệm làm việc > 5 năm) trả lời mình: “Em thích làm việc A”, “Em thích làm việc B”.
Và mình sẽ trả lời: “Chị không quan tâm em thích làm gì. Chị chỉ quan tâm đến em làm tốt cái gì.”
Thế mạnh trời phú là thứ bất biến. Mỗi người sinh ra đã được ông trời ban tặng một thế mạnh riêng, không ai giống ai. Có thể thế mạnh của mình là giao tiếp, thế mạnh của bạn lại là làm việc với con số.
Trong khi đó, sở thích thì rất dễ thay đổi. Nay bạn thích làm cái này, mai bạn lại thích làm cái khác rồi.
Ở đây bạn đừng nhầm với câu của Steve Jobs: “Hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn” nhé. Để có thể gọi cái gì đó là đam mê, bạn phải thực sự sống chết với nó. Nó trở thành nỗi ám ảnh của bạn qua rất nhiều năm, đến mức nếu không làm nó bạn chả còn muốn làm việc gì khác cơ.
Hãy thực sự cẩn thận với cái gọi là “đam mê” – passion. Tham khảo bài viết này với góc nhìn của các tỉ phú như Jeff Bezos, Mark Cuban.
Và nếu bạn thích làm gì đó nhưng trời sinh bạn làm nó không giỏi thì sao? Ví dụ mình thích ca hát, nhưng giọng mình siêu dở thì mình cố mãi cũng không thành ca sĩ được.
Có 3 cái lợi của việc chọn nghề nghiệp theo thế mạnh:
- Sẽ có lúc bạn không thích việc đó lắm, nhưng bạn sẽ không bao giờ chán ghét nó, vì bạn làm nó quá dễ dàng.
- Vì bạn làm nó dễ hơn người khác nhiều, nên khi bạn đầu tư phát triển kỹ năng đó, bạn sẽ phát triển nhanh và xa hơn người khác. Cùng thứ đó, người khác học mất 2 năm, bạn chỉ mất nửa năm.
- Vậy nên sau 1 thời gian đầu tư công sức vào kỹ năng đó, bạn sẽ trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó (trở thành “chuyên gia”). Khi ấy người ta sẽ trả rất nhiều tiền để bạn làm việc đó cho họ. Bạn sẽ được nhiều bên săn đón và có quyền lựa chọn thứ mình muốn làm.
Lưu ý: Việc xác định transferrable skills có thể không khó, nhưng từ đó suy ra mình hợp với công việc nào thì lại không dễ.
Bạn nên nghiên cứu để hiểu thêm về các loại nghề, hoặc tốt nhất là tìm 1 mentor / coach có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường lao động.
Còn nếu không biết tìm người đó ở đâu, bạn có thể liên hệ với Ngọc.
Vòng tròn thứ 2: The place I’d like to work – Loại môi trường / công ty bạn muốn làm việc trong 2 năm tới
Bạn muốn làm cho công ty Việt Nam hay nước ngoài? Châu Á hay Tây? Vì sao?
Có thể bạn thích làm cho công ty Hàn Quốc vì bạn thích K-pop, thích văn hóa Hàn. Nhưng bạn đã bao giờ thử tìm hiểu thực tế khi làm việc tại môi trường Hàn Quốc chưa? Sếp Hàn hay công ty Hàn thực ra khá phân biệt đối xử giữa sếp – nhân viên, giữa nam – nữ v.v. Những mặt trái của nó bạn đã biết?
Có thể bạn thích làm cho môi trường Tây vì tính dân chủ, không phân biệt rõ giữa sếp – nhân viên, nhưng làm cho Tây nghĩa là mối quan hệ trong công việc cực kỳ rõ ràng. Không có chuyện mọi người thân thiết, giúp đỡ nhau nhiệt tình như công ty Việt Nam. Bạn đã thực sự tìm hiểu?
Bạn muốn làm cho tập đoàn lớn hay công ty nhỏ, hoặc startup? Vì sao?
Tập đoàn lớn thì được cái quy trình rõ ràng, training bài bản, thương hiệu nhà tuyển dụng lớn, giúp CV đẹp. Tuy nhiên về sau rất khó thăng tiến bởi bạn sẽ có quá nhiều đối thủ cạnh tranh (chính là đồng nghiệp của bạn), và phạm vi công việc hẹp, dễ bị làm đi làm lại một số việc.
>> Xem thêm Hướng dẫn đầy đủ của mình về cách viết CV tiếng Anh
Còn làm cho startup thì được trao quyền để học và làm rất nhiều thứ, dễ thăng tiến, và lương hiện tại nhiều công ty trả không thua kém các tập đoàn lớn. Tuy nhiên hạn chế là quy trình không bài bản, tổ chức còn lộn xộn, thương hiệu nhà tuyển dụng không đẹp.
Bạn thấy đó, mỗi lựa chọn đều có mặt ưu và nhược điểm. Các bạn đừng nên chỉ tin theo những lời có cánh từ website và bộ phận HR của nhà tuyển dụng, hay trên truyền thông, mà phải đào sâu tìm hiểu, tham khảo từ nhiều nguồn. Sau đó bạn mới có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Vòng tròn thứ 3: At a place that deals with / has
Vòng tròn này cũng nói về môi trường bạn phù hợp, nhưng thiên nhiều về yếu tố con người bên ngoài như khách hàng, đối tác.
Bạn thích làm việc với khách hàng / đối tác là những người thông minh giỏi giang, tầng lớp trên như Giám đốc, Quản lý? Hãy làm headhunter, khách sạn 5 sao, các công ty B2B có khách hàng là doanh nghiệp v.v.
Bạn thích làm với những người giản dị bình thường? Hãy làm nhà hàng, café, các công ty FMCG, các công ty B2C bán các mặt hàng giá trị không quá cao v.v.
Bạn thích làm với celeb, các sao, những người giàu có sang chảnh? Hãy làm agency, làm trong các công ty bán sản phẩm luxury v.v.
Cách tư duy như vậy đấy, bạn hiểu ý mình phải không?
Vòng tròn thứ 4: My primary goals in my new career
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của bạn trong 1 – 2 năm tới là gì? Mỗi giai đoạn chúng ta sẽ có chỉ 1 – 2 mục tiêu, phù hợp với sự phát triển của chúng ta.
Ví dụ: 1 – 2 năm đầu sự nghiệp: có thể bạn nên ưu tiên việc học hỏi và phát triển để tích lũy kỹ năng – kinh nghiệm.
Sau 10 năm rồi thì khi ấy ưu tiên của chúng ta có thể sẽ là lương cao, hoặc cơ hội thăng tiến, hoặc … được làm thứ mình thích?
Vòng tròn thứ 5: Salary or level I’d like
Mức lương thì bạn nên có 2 mức: mức tối thiểu bạn sẽ chấp nhận làm, đủ để trang trải các chi phí trong cuộc sống, và mức tối đa bạn kỳ vọng sẽ nhận được.
Nếu một công việc trả lương thấp hơn mức tối thiểu thì bạn nhất định không nên nhận. Và tất nhiên chúng ta sẽ cố gắng thương lượng để được mức lương càng gần mức tối đa càng tốt.
Tổng hòa của 5 vòng tròn sẽ giúp bạn có hình dung rõ ràng hơn về loại công việc và môi trường phù hợp với bạn trong 1 – 2 năm tới. Cứ sau 1 – 2 năm bạn nên làm lại bài tập này một lần nhé.